Ảnh minh họa
Có khi nào bạn phải hối tiếc khi nhìn lại con đường mà bạn đã đi qua? Đối với tôi con đường tương lai mà tôi đang tiếp bước vẫn còn rất dài và xa lắm. Nhưng tôi tự hào với sự lựa chọn tương lai cho chính mình vì tôi thật sự yêu thích màu áo blouse trắng mà tôi đang khoác lên mình mỗi ngày. Con đường tương lai mà tôi đã và đang đi chính là nghề y. Nhưng công việc mà tôi lựa chọn không phải là một nữ bác sĩ hay một nữ y tá mà đó là công việc của một người dược sĩ.
Tôi thích nhìn ngắm những người bác sĩ tài giỏi thực hiện những ca phẫu thuật trong phòng mổ, hoặc những cô y tá tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân, trông họ giống như những người cha, người mẹ hiền từ và nhân hậu… Hình ảnh người thầy thuốc với những viên thuốc trên tay như những vị thần tiên mang sức sống đến cho mọi người. Và rồi tôi nuôi hy vọng sẽ vào trường y dược. Nhưng tôi lại thi không đậu vào trường này. Tưởng chừng như ước mơ của tôi đã dừng lại ở đó nhưng may mắn thay tôi lại có thêm cơ hội nữa khi tôi thi đậu ngành dược của một trường cũng có nhiều uy tín. Tôi luôn tự hứa với lòng sẽ cố gắng học thật tốt để mai này phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Ngày tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại giỏi tôi được xét tuyển vào công tác tại Khoa Dược trang web đánh lô đề online uy tín tldp .
Tôi được Trưởng khoa phân công phụ trách bộ phận kho cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên họ không phải những bệnh nhân bình thường mà họ là những người có biểu hiện hành vi “rối loạn tâm lí xã hội”. Ban đầu tôi nghĩ công việc này hẳn đơn giản lắm đây, chỉ cần nhìn toa thuốc và lấy thuốc trao cho bệnh nhân thế là xong. Nhưng thực tế công việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân không êm ái, nhẹ nhàng, đơn giản như bạn tưởng đâu mà nó rất phức tạp và đòi hỏi phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ cao.
Mặc dầu thời gian làm việc ở đây chưa đầy một năm nhưng nơi đây có những bệnh nhân gắn liền với những kỉ niệm làm tôi không thể nào quên….
Nhìn bề ngoài, Bệnh viện nơi tôi làm việc trông rất thanh bình với một số bệnh nhân ngồi sưởi nắng hoặc thơ thẩn chơi ở vườn hoa, hay những người khác túm năm tụm ba ở hành lang, trò chuyện, ngắm người qua lại. Ít ai biết rằng công việc của nhân viên y tế ở đây nặng nhọc và nhiều bất trắc hơn bất cứ chuyên khoa nào khác.”Từ cho dùng thuốc, ăn uống đến cắt tóc, tắm rửa…, việc gì cũng có thể gặp sự chống đối và thậm chí bị hành hung”. Bệnh nhân tâm thần trông thì bình thường nhưng có thể trở nên kích động, hung dữ bất cứ lúc nào. Bởi lẽ họ là những con người vô ý thức, không thể kiểm soát được suy nghĩ và hành động của chính mình.
Nhiều khi, không thể thuyết phục người bệnh ăn, các nhân viên y tế phải cố định anh ta vào giường để nuôi qua ống xông. Bởi thuốc an thần gây hạ huyết áp, nên nếu không ăn, người bệnh sẽ suy kiệt và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để thay đồ cho một người bệnh, có khi phải huy động 2-3 điều dưỡng, giữ chặt tay mới mặc được cái quần, sau đó lại giữ chân để thay cái áo.
Khó nhọc nhất là chuyện tắm, đặc biệt là trong những hôm trời rét, việc thuyết phục bệnh nhân tự tắm cực kỳ khó khăn. Thế là người giữ, người dội nước, kỳ cọ, trong khi bệnh nhân vẫy vùng tìm cách chống lại. Nhiều điều dưỡng là nữ chưa có chồng mà phải chăm sóc bệnh nhân nam từ A đến Z, nào cởi quần áo, nào kỳ cọ, làm không kỹ là họ dễ mắc bệnh ngoài da.
Phần việc của các bác sĩ cũng không dễ dàng hơn. Việc phát hiện và điều trị kịp các bệnh kèm theo ở người tâm thần là việc khó khăn, bởi họ không biết phản ánh những bất ổn mình đang gặp phải. “Bệnh nhân ghẻ cũng không kêu ngứa, đau bụng có khi cũng chả than phiền. Do người bệnh không có thân nhân, hoặc gia đình không gần gũi để nắm được tình hình sức khỏe nên bác sĩ chỉ có thể dựa vào sự tận tâm, kỹ càng khi thăm khám mới không bỏ sót bệnh.
Lặn lội đi tìm bệnh nhân trốn viện bất kể đêm hôm hay mưa gió cũng là không ít xảy ra ở đây.
Tuy vất vả là vậy, nhưng những người làm việc ở đây vẫn rất tâm huyết với công việc. Lý do họ đưa ra là đã làm nghề nào thì phải tận tâm với nghề ấy. Nhưng niềm xúc động khi biết mình đã giúp nhiều người đã trở lại với cuộc sống tươi sáng cũng là nguyên nhân không nhỏ.
Một điều dưỡng ở đây xúc động khi nhớ về những lần nhận được lời cảm ơn của người bệnh. Đó là nhứng bức thư tay cảm ơn của một vài bệnh nhân. Hay có lần, một ông cụ tìm đến, xin gặp chị bằng được để khoe rằng cô gái tâm thần bị liệt chân từng được chị ấy dìu đi mỗi ngày nay đã khỏe mạnh và lấy chồng.
Ở một nơi không có tục lệ phong bì phong bao, nơi bệnh nhân thần trí không sáng suốt, các y bác sĩ không thường xuyên được cảm ơn như thầy thuốc ở chỗ khác. Nhưng những lời cảm ơn mà họ nhận được đều xuất phát tự đáy lòng. Chính vì vậy mà nhiều bác sĩ, điều dưỡng vẫn miệt mài phục vụ ở bệnh viện với tinh thần trách nhiệm và một tấm lòng hết sức cao cả.
Qua câu chuyện này, tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn đồng nghiệp cũng như những bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường hãy biết sống cống hiến giúp trái tim bạn mở rộng, bao dung với những con người, những mảnh đời bất hạnh, không may. Và một ngày nào đó không xa hi vọng rằng xã hội sẽ có cái nhìn tốt đẹp hơn và ghi nhận những đóng góp thầm lặng của những người đã ngày đêm lặn lội để đem lại một cuộc sống bình thường cho người khác – những người y bác sĩ bệnh viện tâm thần./.
Cao Thị Xuân Cẩm/Khoa Dược
trang web đánh lô đề online uy tín tldp