Tập thể dục tâm hồn

Hiện nay người dân rất quan tâm đến việc tập thể dục. Sáng dậy đi trên các con đường và các công viêc có rất nhiều tốp người tập thể dục buổi sáng. Bên cạnh đó không biết bao nhiêu phòng tập thể hình mọc lên và số lượng người tập tại đây ngày càng tăng. Người dân rất quan tâm đến việc làm sao để có thể lực tốt. Đồng thời người dân cùng dánh nhiều thời gian để làm sao cho người giảm được mỡ thừa trong người, làm cho cơ ngực được nở nang, vòng eo thon nhỏ lại. Nói chung làm sao để cơ thể được cân đối.  Trong con người có hai phần cơ thể và tinh thần. Cơ thể được quan tâm để được ngày càng đẹp, tuy nhiên về tinh thần thì ra sao? Mỗi con người sinh ra đều có những mặt mạnh và mặt chưa ổn định về tinh thần. Như vậy có cách nào để các mặt chưa ổn định đó có thể phát triển ổn định dần. Ví dụ như trẻ có kỹ năng giao tiếp chưa tốt, chúng ta có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng này không? Các nhà tâm lý nhận thấy với các kỹ thuật luyện tập kỹ năng giáo tiếp (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi, …) chúng ta có thể giúp con người vượt qua các khó khăn đó.   Tập thể dục về tâm hồn là một hình thức luyện tập để giúp một hoặc một nhóm các hoạt động tâm thần ngày càng nâng cao hơn ( ví dụ các bài tập để khả năng tập trung chú ý, kháng năng sáng tạo, khả năng nhớ…ngày càng nâng cao hơn. Vì vậy, trước hết, chúng ta phải nhận thức được lĩnh vực nào của tâm hồn cần được luyện tập. Trong các hoạt động tâm hồn (tinh thần) có nhiều lĩnh vực khác nhau, nó tương đối khó nhận định hơn về cơ thể (dễ dàng thấy được qua quan sát). Vì vậy để xác định vấn đề này cần có các nhà chuyên môn đánh giá cùng gia đình. Trên cơ sở đó có các bài tập phù hợp với nhu cầu của con người. Để thực hiện việc tập thể dục tâm hồn này cần có sự tham gia tích cực của bản thân, đồng thời được sự hướng dẫn đồng hành của các nhà chuyên môn, đặc biệt phải có các bài tập thể dục tâm hồn phù hợp với từng cá nhân. Một phần không thể thiếu được đó là sự hỗ trợ của gia đình và giáo viên. Vấn đề tập thể dục có thành công hay không tùy thuộc rất lớn vào bản thân của con người. Họ có động cơ và kế hoạch tập thể dục phù hợp với điều kiện bản thân hay không. Làm thế nào để bản thân nhận thức được các mặt chưa ổn định của bản thân và ý nghĩa của vấn đề này đến cuộc sống của mình. Từ đó tự đặt ra kế hoạch thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Các nhà chuyên môn sẽ hỗ trợ cho cá nhân trong việc xác định các vấn đề, từ đó tạo động cơ và duy trì động cơ trong quá trình tập thể dục tâm hồn. Một trong nhừng vai 
trò của quan trọng của các nhà chuyên môn đó là thảo luận với cá nhân để tìm được các bài tập tâm hồn phù hợp với hoàn cảnh của cá nhân. Từ đó hướng dẫn luyện tập phù hợp. Các bài tập phải là các bài tập có cơ sở khoa học và có bằng chứng. Mỗi bài tập như vậy sẽ giúp chuyên biệt cho một hoạt động tinh thần khác nhau. Đặc biệt các bài tập đó phải phù hợp với hoàn cảnh văn hóa, thời gian và kinh tế của bản thân. Gia đình và giáo viên là nguồn động lực để tạo điều kiện cho các bài tập thể dục đó đi vào thực tế hằng ngày. Họ cũng là nguồn động viên để duy trì và phát triển các thành quả của các bài tập thể dục đó.  Trong thời gian qua, bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng đã từng bước định hình vai trò của mình trong việc nâng cao hoạt động thể dục cho tâm hồn. Do đó đã từng bước viết các chương trình, nghiên cứu thử nghiệm các bài tập thể dục cho tâm hồn. Trong thời gian tới bệnh viện sẽ tiếp tục liên kết với sở Giáo dục và Đào tạo thành phố để mở rộng các hoạt động này. Hy vọng các ý tưởng này sẽ được cha mẹ và học sinh trong thành phố ủng hộ và đồng hành với chúng tôi.