Không chủ quan bệnh trầm cảm học đường

Áp lực bài vở, điểm số, sự kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô… đang dần biến căn bệnh trầm cảm học đường trở thành một căn bệnh khá phổ biến ở lứa tuổi này.
BS. Lê Tấn Thơ trò chuyện cùng bệnh nhân được ghi nhận tâm thần phân liệt ở tuổi học đường. Ảnh: T.Q
BSCKI. Lê Tấn Thơ trò chuyện cùng bệnh nhân được ghi nhận tâm thần phân liệt ở tuổi học đường. Ảnh: T.Q

Theo báo cáo về sức khỏe vị thành niên thế giới, trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tật và tàn tật ở độ tuổi vị thành niên (10 – 19 tuổi). Quá nửa các rối loạn tâm thần xuất hiện trước tuổi 14 nhưng thường bị bỏ sót. Theo Viện Hàn lâm tâm thần nhi khoa Mỹ, khoảng 2% trẻ nhỏ và 4 – 8% vị thành niên mắc chứng trầm cảm, nghĩa là khoảng 6 – 10% trẻ em nói chung mắc chứng bệnh này. Trung bình cứ 10 trẻ thì có một em bị trầm cảm khi 16 tuổi. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) với trên 1.200 học sinh ở Hà Nội (bậc tiểu học và THCS) thì có hơn 19% học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần chung. Trong số các ca tự sát có 10% ở lứa tuổi từ 10 – 17.

Nguyên nhân

Em N.T.K.Ng, đang là học sinh một trường tiểu học trên địa bàn Quảng Nam, chia sẻ: “Hàng tuần, ngoài đến lớp, em còn học hai buổi tại nhà và hai buổi tiếng Anh bên ngoài, chỉ được nghỉ ngơi vào thứ Bảy, em mệt lắm”. Hay trường hợp của em T.Ng.T (Thăng Bình) vì không vào được chuyên ngành như bố mẹ mong muốn ở trường đại học mà rơi vào trầm cảm, tự cấu vào tay chân mình, tự làm đau bản thân… Trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến áp lực học tập từ chính những bậc làm cha làm mẹ. Sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ đã đè nặng lên đôi vai của các em. Ở cái độ tuổi đáng ra vẫn được hồn nhiên vui chơi như các bạn cùng trang lứa thì giờ đây các em chỉ biết đến việc học. Việc phải gánh lên vai quá nhiều khát vọng của cha mẹ luôn mong muốn con mình đạt thành tích cao trong học tập, điểm phải luôn ở top đầu…, nếu thấp hơn một chút sẽ bị cha mẹ la mắng, chì chiết, đã trở thành sợi dây vô hình siết chặt các em, đến thời điểm nào đó suy nghĩ muốn được thoát khỏi bế tắc sẽ thôi thúc các em bước đến con đường cùng.

BSCKI. Lê Tấn Thơ – Phó Giám đốc trang web đánh lô đề online uy tín tldp , cho biết không ít bệnh nhân vào viện điều trị rơi vào trạng thái buồn chán, trầm cảm, tuyệt vọng. Một số trường hợp là do áp lực học tập, mâu thuẫn trong gia đình, tạo thành trở ngại tâm lý cho các em. Ngoài những kỳ vọng của cha mẹ, cũng có trường hợp bản thân các em tự gây áp lực cho chính mình. Các em luôn có tâm lý ganh đua với bản thân, với bạn cùng lớp, thậm chí với anh chị em trong nhà. Khi vì một lý do nào đó mà các em bị điểm kém, thua thiệt so với bạn bè, các em có thể bị sốc, cho rằng mình kém cỏi và rơi vào trạng thái trầm cảm, dễ nghĩ quẩn. Bên cạnh vấn đề học tập, mối quan hệ với bạn bè cũng là nguyên nhân gây bất ổn tâm lý ở học sinh. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt học đường dẫn đến stress, trầm cảm, tự tử là rất cao.

Giải pháp

Trước tình trạng nhiều phụ huynh vô tình đẩy con vào nguy cơ dẫn đến căn bệnh trầm cảm, BSCKI. Lê Tấn Thơ khuyên người làm cha mẹ nên tìm hiểu những vấn đề con gặp phải, hoặc con quan tâm và cố gắng đứng dưới góc nhìn của con để suy xét, hiểu được con cảm nhận thế nào, quan tâm, trò chuyện cùng con. Khi thấy con có những dấu hiệu mệt mỏi, thu mình, sinh hoạt thất thường, ngại giao tiếp, phụ huynh nên có biện pháp tìm hiểu ngay trước khi quá muộn và nên đưa con đến khám với các bác sĩ chuyên khoa, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cha mẹ cần đóng vai trò là người bạn đồng hành của con bằng cách tạo cho con môi trường học tập thoải mái. Việc dạy con học bằng một thái độ tích cực rất quan trọng. Đặc biệt, trước mỗi kỳ thi, phụ huynh nên dành thời gian trao đổi để con hiểu kết quả không quan trọng bằng việc con đã cố gắng như thế nào, đồng thời tránh gây áp lực đỗ – trượt, điểm thi lên con.

Như vậy, tình hình trầm cảm dẫn đến hành vi tự tử học đường đã nói lên được phần nào hậu quả nghiêm trọng của việc áp lực học hành từ phía cha mẹ lên con cái. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy sáng suốt trong cách giáo dục và dạy dỗ con trẻ. Nếu cần thay đổi hãy mạnh dạn thay đổi trước khi quá muộn.

Tác giả: TƯỜNG QUYÊN
Nguồn: Báo Quảng Nam điện tử, cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY QUẢNG NAM