Hiện tại, bệnh viện có 3 khoa lâm sàng phục vụ cho công tác điều trị nội trú: Khoa Cấp tính Nam, Khoa Cấp tính Nữ, khoa Tâm căn – PHCN. Trong đó, khoa Cấp tính Nam và Cấp tính Nữ là 2 khoa lâm sàng khép kín, bệnh nhân điều trị nội trú có phục vụ chế độ ăn tại bệnh viện. Riêng Khoa Tâm căn – PHCN là khoa lâm sàng mở, người bệnh ở lại điều trị nội trú phải có người nhà đi cùng.
Hoạt động điều trị nội trú được áp dụng như sau:
1. Đối với tất cả các trường hợp cấp cứu tâm thần như:
- Bệnh nhân có ý tưởng tự sát và toan tự sát
- Bệnh nhân kích động, rối loạn hành vi nặng
- Chống đối ăn uống
- Trầm cảm nặng
- Loạn thần do rượu
- Do bệnh lý thần kinh: động kinh liên tục
- Các tác dụng phụ của thuốc an thần kinh: Loạn trương lực cơ cấp, tụt huyết áp, các triệu chứng ngoại tháp…
2. Đối với các trường hợp sau khi có chỉ định nhập viện điều trị:
2.1. Các rối loạn tâm thần điển hình:
- Tâm thần phân liệt;
- Động kinh;
- Trầm cảm;
- Loạn thần cấp;
- Các rối loạn cảm xúc;
- Các rối loạn tâm thần thực tổn.
2.2. Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể:
- Các rối loạn lo âu;
- Các rối loạn phân ly;
- Rối loạn dạng cơ thể (nghi bệnh…)
- Suy nhược thần kinh.
2.3. Các rối nhiễu tâm lý trẻ em và tuổi học đường:
- Rối loạn tự kỷ;
- Rối loạn tăng động và giảm sự chú ý;
- Chậm phát triển tâm thần;
- Rối loạn hành vi.
2.4. Các rối loạn tâm thần khác như:
- Rối loạn giấc ngủ;
- Rối loạn tâm thần do sử dụng các chất như rượu, ma túy…
* Các kỹ thuật cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Đo điện não.
- Đo lưu huyết.
- Xét nghiệm:
- Xét nghiệm sinh hóa máu;
- Xét nghiệm huyết học;
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Test nhanh: Nước tiểu (phát hiện chất gây nghiện).
- Trắc nghiệm tâm lý:
- Thang đánh giá lo âu Zung (SAS);
- Thang đánh giá Trầm cảm Beck;
- Test Kent;
- Test Ravent.